1. Đậu phộng rang muối
Đậu phộng (lạc) là thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đậu phộng đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ như bảo vệ tim, giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân,..
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đậu phộng rang muối, bạn có nguy cơ gặp các vấn đề như huyết áp cao, xơ cứng động mạch, lâu dần có thể dẫn tới cục máu đông.
Sở dĩ đậu phộng không phải lý do, mà là do lượng muối cao trong món ăn này. Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như phì đại cơ tim, đau đầu, suy tim, huyết áp cao, bệnh thận, sỏi thận, loãng xương, ung thư dạ dày và đột quỵ.
2. Rượu
Mặc dù rượu có thể làm loãng máu bằng cách làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu, nhưng uống rượu một cách liên tục cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Trung tâm cai nghiện Hoa Kỳ giải thích rằng rượu làm tăng các vấn đề đông máu thông qua một số cơ chế, một trong số đó là sự gia tăng tiểu cầu trong máu.
Ngoài ra, rượu cũng có thể gây tổn thương gan, do đó cản trở khả năng sản xuất protein điều hòa quá trình đông máu của cơ thể. Loại đồ uống này cũng có thể dẫn đến tăng cân, làm tăng lượng lipid trong máu và tăng nguy cơ đông máu.
3. Thực phẩm chứa nhiều đường
Đường sẽ không gây hại gì nếu dùng với lượng nhỏ, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân, mụn trứng cá, tiểu đường loại 2 và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có nguy cơ hình thành cục máu đông.
Nồng độ đường trong máu tăng cao cũng có liên quan đến sự gia tăng cholesterol LDL, hay cholesterol "xấu". Loại cholesterol này có thể bám vào thành mạch máu, tạo thành mảng bám hạn chế lưu lượng máu. Sự tích tụ mảng bám cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và cản trở lưu thông máu.
Lượng đường nạp vào cao cũng có liên quan đến sự giảm cholesterol HDL, hay cholesterol "tốt", giúp loại bỏ cholesterol dư thừa khỏi máu.
Có một số loại đồ uống chứa rất nhiều đường nhưng thường được ưa chuộng trong các bữa ăn như nước ngọt có ga, nước tăng lực,... bạn nên hạn chế sử dụng những loại đồ uống này.
4. Nội tạng động vật
Thịt nội tạng chứa đa dạng các chất dinh dưỡng và thường có giá trị dinh dưỡng cao hơn thịt cơ. Ngoại trừ lòng (ruột) và não, hầu hết các loại thịt nội tạng đều là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm nhiều loại vitamin nhóm B, sắt và kẽm.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều nội tạng sẽ làm tăng cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dần dần hình thành huyết khối.
Bạn không nhất thiết phải bỏ hoàn toàn nguồn thực phẩm này nhưng bạn nên hạn chế ăn với lượng vừa đủ.
5. Dưa chua
Dưa chua được coi là món ăn "giải ngán" cho nhiều người và rất đưa miệng nên được nhiều người yêu thích. Nếu ăn với lượng vừa đủ, dưa chua giúp cải thiện hệ tiêu hoá và giúp đường ruột khoẻ mạnh, nhưng nếu ăn thường xuyên, dưa chua sẽ gây hại hơn là có lợi.
Vì khi muối dưa chua cần cho vào một lượng lớn muối. Mà trong muối có chứa nhiều ion natri hơn, ăn quá nhiều muối sẽ phá hủy áp suất thẩm thấu của tế bào lót trong mạch máu, làm tăng sự tích tụ tiểu cầu và tạp chất và gây nguy cơ huyết khối (cục máu đông).
Những cách ngăn ngừa cục máu đông
Mặc dù không thể ngăn ngừa được hoàn toàn nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ hình thành cục máu đông bằng một số biện pháp:
- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải vì thừa cân, béo phì có liên quan đến sự hình thành cục máu đông
- Tập thể dục thường xuyên, bạn có thể kết hợp đi bộ, chạy bộ, đạp xe,...
- Mỗi ngày nên uống khoảng 2 lít nước hoặc tuỳ vào thể trạng của cơ thể. Mất nước được cho là làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông.
- Bỏ thói quen ngồi lâu. Bạn nên duỗi người (bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân) và di chuyển xung quanh cứ sau 2 đến 3 giờ nếu có thể.
- Giảm bớt muối trong chế độ ăn
- Tránh mặc quần áo quá bó sát vào cơ thể
- Ngủ đủ giấc
- Thăm khám sức khoẻ định kỳ
Nguồn: Sohu (t/h)