Bình Dương sẽ xử lý các dự án bất động sản "ma" như thế nào?

Admin
Tình trạng phân lô bán nền trái phép đang là vấn đề nổi cộm khiến lãnh đạo ở Bình Dương đau đầu. Nhiều người lao động nhập cư rơi vào vòng luẩn quẩn kiện cáo khi giao dịch phải những dự án bất động sản "ma" này.

Một khu đất ở Bàu Bàng, Bình Dương bị phân lô bán nền trái phép, cả trăm người dân mua phải dự án bất động sản "ma" này. Ảnh: Đình Trọng Play 00:00 00:00 Mute Voices

Tình trạng phân lô bán nền trái phép đang là vấn đề nổi cộm khiến lãnh đạo ở Bình Dương đau đầu. Nhiều người lao động nhập cư rơi vào vòng luẩn quẩn kiện cáo khi giao dịch phải những dự án bất động sản "ma" này.

Ngày 10.12, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, ông Ngô Quang Sự - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh vừa có giải trình chất vấn của đại biểu về vấn đề này trong Kỳ họp thứ 17 Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương khóa IX.

Theo ông Ngô Quang Sự, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể trình tự các bước thực hiện xử lý việc phân lô, bán nền trái phép trên địa bàn tỉnh diễn ra trước thời điểm ngày 10.1.2014 gồm 5 bước.

Ông Ngô Quang Sự - Giám đốc Sở  Tài nguyên và Môi trường Bình Dương. Ảnh: Quốc ChiếnÔng Ngô Quang Sự - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương. Ảnh: Quốc Chiến

Bước 1: Lập danh sách thanh, kiểm tra các trường hợp phân lô bán nền; xác định rõ chủ đầu tư, quá trình chuyển nhượng giữa các đối tượng; thời điểm vi phạm về đất đai và xây dựng; hồ sơ pháp lý và quá trình xử lý vi phạm (nếu có).

Trong quá trình xử lý, nếu phát hiện đối tượng có dấu hiệu lừa đảo, thu lợi bất chính từ việc phân lô bán nền, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý theo quy định pháp luật. Sau khi có kết luận của cơ quan điều tra, UBND cấp huyện xem xét, xử lý theo quy định.

Bước 2: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và xây dựng (nếu có), khắc phục hậu quả đối với việc sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép.

Bước 3: Thực hiện phê duyệt quy hoạch chỉnh trang khu đất theo phương án Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư; tiến hành đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, các tuyến cấp điện, chiếu sáng, thông tin viễn thông, cấp thoát nước) phù hợp với quy hoạch xây dựng, đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật trong khu vực.

Bước 4: Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu thu hồi phần diện tích đất hạ tầng kỹ thuật đã nghiệm thu giao về cho địa phương quản lý, thu hồi diện tích đất sử dụng sai mục đích theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai năm 2013, Điều 66 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6.1.2017 của Chính phủ. Đồng thời hướng dẫn người sử dụng đất chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định.

Bước 5: Thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất đã nhận chuyển nhượng theo hình thức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu sau khi đã hoàn thành các bước trên.

Người lao động mua phải dự án bất động sản “ma” tại xã An Điền, thị xã Bến Cát, Bình Dương. Ảnh: Đình TrọngNgười lao động mua phải dự án bất động sản “ma” tại xã An Điền, thị xã Bến Cát, Bình Dương. Ảnh: Đình Trọng

Ông Ngô Quang Sự cho biết, các địa phương đa phần hoàn thành ở bước 2/5 bước. Hiện nay, đang thực hiện ở bước 3 và thực hiện thủ tục phê duyệt quy hoạch chỉnh trang để làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trước đó, Báo Lao Động đã có bài viết phản ánh tình trạng phân lô bán nền trái phép tại Bình Dương. Nhiều người lao động nhập cư mua phải đất ở các dự án bất động sản “ma” khiến nguy cơ mất cả số tiền lớn tiết kiệm được sau nhiều năm đến Bình Dương lao động vất vả.

Vấn đề tiếp tục nóng, khi trong chương trình đối thoại (ngày 30.10), nhiều chủ doanh nghiệp sản xuất đã lên tiếng đề nghị lãnh đạo tỉnh Bình Dương chỉ đạo quyết liệt chấm dứt tình trạng này. Trao đổi với các doanh nghiệp, ông Trần Văn Nam - Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương - cho biết, lãnh đạo Bình Dương đang rất đau đầu vì có hàng nghìn người dân vướng phải giao dịch này. Tỉnh Bình Dương đang cố gắng cao nhất để hạn chế tối thiểu việc này.