Cảnh báo mỹ phẩm quảng cáo như 'thần dược', người tiêu dùng tiết mất tật mang

Kỳ Văn
Các sản phẩm thương hiệu Hương Thảo Group đang được quảng cáo như “bí kíp” giúp điều trị bệnh về da, đánh bật nám, mụn… khiến người tiêu dùng hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh.

Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm, cùng với hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm thì những từ dùng cho quảng cáo như: Săn chắc cơ thể; Trị mụn, điều trị, chữa khỏi, làm lành mụn; Giảm/ kiểm soát sự sưng tấy phù nề; Loại bỏ/ giảm mỡ/ giảm béo; Diệt nấm; Diệt virus; Kích thích… không được chấp nhận dùng trong quảng cáo mỹ phẩm.

Quy định là vậy nhưng nhiều sản phẩm mỹ phẩm giới thiệu làm từ thảo dược thiên nhiên, nguyên liệu nhập khẩu và quảng cáo công dụng vượt trội hơn cả thuốc chữa bệnh. Không chỉ quảng cáo sai trên các website, sản phẩm còn “nổ” trên Facebook và các sàn thương mại điện tử Shoppe, Lazada… Điểm chung là sản phẩm được đăng tải đều nói “vống” so với công dụng thực sự của nó. Các lời quảng cáo như vậy khiến người tiêu dùng dễ dàng bị “sập bẫy” vì nhầm tưởng là thuốc điều trị bệnh về da như mụn, nám, tàn nhang, tiêu viêm…

Những lời quảng cáo hào nhoáng về một sản phẩm có bản chất là hỗ trợ nhưng lại được nhà sản xuất, phân phối tung hô như thuốc chữa bệnh với giá thành không hề nhỏ khiến người tiêu dùng không khỏi băn khoăn?

Thực tế đã có nhiều trường hợp sử dụng các loại kem trị nám, tàn nhang trên mạng xã hội gây hậu quả đáng tiếc. Đó là trường hợp cô gái trẻ N.B.N. (26 tuổi, Nghệ An) đến Bệnh viện Da liễu khám trong tình trạng da mặt bị “cháy” đen sạm, tổn thương phù nề, đỏ thẫm, ngứa rát.

N. cho biết đang làm việc tại Hà Nội. Thời gian gần đây mặt cô xuất hiện nám, trứng cá. Khi vào mạng thấy quảng cáo nhiều sản phẩm dưỡng chất trị nám và trứng cá với những lời hấp dẫn sẽ thay da sinh học, bóc hết lớp da nám, mụn thay thế bằng làn da mới đẹp và trắng sáng hơn.

Sử dụng kem trị nám, trị mụn mua trên mạng xã hội, da mặt cô gái cháy đen, sạm.

“Khi xem hình ảnh quảng cáo về sản phẩm với một bên da đen sạm và một bên đã được “bóc” trắng sáng em đã mua ngay không suy nghĩ, chỉ hết 100 nghìn đồng và bôi theo hướng dẫn”, N. cho biết.

Khi mua về, N. hớn hở dùng ngay sản phẩm. Khi bôi lớp đầu tiên, N. thấy tẩy nhẹ lớp da. Làm theo đúng hướng dẫn, 30 phút sau N. bôi thêm lần nữa. Tuy nhiên, ngay khi bôi lần 2 N. cảm thấy rát, da đổi màu thấy rõ, thâm sạm. Lo lắng liên hệ hỏi người bán hàng thì N. được giải thích là do da chưa đủ thời gian bong tróc, cần bôi thêm vài lần. Tin tưởng làm theo hướng dẫn, N. bôi thêm thì da càng bỏng rát, cảm thấy “như cốc nước sôi tạt vào mặt”, phải ngồi trước quạt vù vù để giảm cảm giác nhưng N., da vẫn đang sạm đi trông thấy.

Đến khi người bạn cùng phòng thét lên khi nhìn thấy mặt N. “cháy” đen (lúc này chỉ khoảng 4-5 giờ sau bôi), N. soi gương nhìn kỹ và khóc thét vì thấy da đen sì, cháy sạm, hoảng hốt phát khóc cả đêm. “Thậm chí lúc ấy em nghĩ bi quan, làm sao chữa được gương mặt bỗng dưng như “Bao Công”. Sau mọi người động viên đến viện khám, dù phải bán nhà em cũng phải chữa mặt vì rất khó chịu”, N. chia sẻ.

Sau 7 ngày điều trị tại Bệnh viện, bệnh nhân đã hết khó chịu, không còn cảm giác bỏng rát, da mặt hết phù nề, giảm đỏ… lớp da bị bỏng đã bong chóc. Sau khi phục hồi làn da tổn thương do bôi thuốc sẽ tiến hành điều trị mụn trứng cá và rám má. Do đó, bệnh nhân được áp dụng rất nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại và s