Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam thu hồi, nộp ngân sách Nhà nước hơn 2,5 tỷ đồng

Tuyết Trang
Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam đã tiến hành 810 vụ kiểm tra thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Trong đó, số vụ vi phạm bị xử lý là 415 vụ (lực lượng Quản lý thị trường xử phạt 414 vụ, chuyển xử lý hình sự 1 vụ); thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền hơn 2,5 tỷ đồng.

Các hành vi vi phạm chủ yếu là an toàn thực phẩm (18 vụ); hàng cấm, hàng lậu (95 vụ); hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ (24 vụ); hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ (39 vụ); vi phạm về lĩnh vực y tế (123 vụ); vi phạm về lĩnh vực giá (72 vụ); vi phạm khác (67 vụ).

Lực lượng Quản lý thị trường cũng tiêu hủy nhiều loại hàng hóa không đảm bảo chất lượng, giả mạo nhãn hiệu như thuốc lá điếu, mỹ phẩm, thực phẩm, phụ tùng Honda, túi xách, ba lô, linh phụ kiện thoại,... với trị giá ước tính 500 triệu đồng. Tịch thu nhiều loại hàng hóa vi phạm trị giá ước tính 1,35 tỷ đồng.

Ông Lê Cần, Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Quảng Nam cho biết, trong thời gian đến, Cục QLTT sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và phối hợp, trao đổi thông tin với các ngành chức năng, chú trọng trao đổi, phối hợp với lực lượng Công an trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống vận chuyển, sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục bám sát địa bàn, tổ chức trinh sát, theo dõi, nắm tình hình, phương thức, thủ đoạn trong vận chuyển, tập kết, trung chuyển lên xuống hàng hóa tại các điểm dọc tuyến Quốc lộ 1A và 14B, xử lý tốt nguồn thông tin, đưa ra các phương án kiểm tra, kiểm soát và phối hợp một cách phù hợp, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.

Đặc biệt, trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên Đán 2025 chú trọng kiểm tra, xử lý việc kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gian lận thương mại trên môi trường không gian mạng xã hội Facebook, YouTube...

Đã tiêu hủy nhiều loại hàng hóa không đảm bảo chất lượng, giả mạo nhãn hiệu như: Thuốc lá điếu, mỹ phẩm, thực phẩm, phụ tùng Honda, túi xách, ba lô, linh phụ kiện điện thoại... với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 500 triệu đồng. Tịch thu nhiều loại hàng hóa vi phạm trị giá ước tính 1,350 tỷ đồng.

Lê Dũng (t/h)