"Điểm mặt" những loại củ quả tuyệt đối không nên bỏ vào tủ lạnh

Kỳ Văn
Có những loại thực phẩm mà bảo quản ở nhiệt độ bình thường sẽ tốt hơn là cho vào trong tủ lạnh mà bạn cần lưu ý như sau.

Củ khoai tây

Khi bảo quản khoai tây trong tủ lạnh tinh bột trong khoai tây sẽ chuyển thành đường, đồng thời chúng sẽ mất đi chất dinh dưỡng. Vì thế để bảo quản tốt khoai tây chúng ta nên bảo quản chúng trong môi trường thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Củ tỏi

Tỏi sẽ bị bị hỏng nhanh hơn khi bạn bảo quản bằng tủ lạnh (trừ tỏi bóc vỏ và đã sơ chế). Môi trường tốt nhất để bảo quản tỏi là nơi khô ráo và tránh ánh sáng.

159cresult-15972539725201608150801-1597451029452-15974510296591937954540

Ảnh minh họa.

Củ hành tây

Bỏ hành tây trong tủ lạnh có khả năng cao bị hư hỏng và sẽ khiến các loại thực phẩm xung quanh bị nhiễm mùi hăng vốn có của hành. Vì vậy ta chỉ nên bảo quản hành tây trong môi trường khô ráo. Tuy nhiên, nếu hành tây đã được cắt dở, ta có thể bọc kín chúng lại và đặt trong tủ lạnh để vẫn giữ được độ tươi ngon mà không lây mùi sang thực phẩm khác.

Cà chua

Bảo quản cà chua trong tủ lạnh sẽ khiến cà chua mất đi các chất dinh dưỡng và hương vị, khiến chúng không còn giữ được giá trị dinh dưỡng ban đầu. Chính vì vậy, hãy để chúng ở nơi khô mát, khi cà chua chín, hương vị của nó cũng sẽ tăng lên.

Lưu ý cần biết

Nhiều người thích rửa rau củ quả trước khi cho vào tủ lạnh, vừa vệ sinh vừa tiện lợi hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, rau quả sau khi rửa sẽ bị ẩm, cộng với môi trường lạnh và ẩm trong tủ lạnh rất có lợi cho nấm mốc phát triển, ngoài ra, bề mặt của rau quả có lớp màng bảo vệ chống vi khuẩn riêng. Sau khi rửa khiến vi khuẩn xâm nhập và đẩy nhanh quá trình hư hỏng.

Trái cây và rau củ có thể để chung với nhau không?

Nhiều người biết rằng thịt và rau nên được tách biệt, nhưng không nghĩ rằng rau và trái cây cũng nên được tách biệt. Một số loại trái cây (như táo, chuối, lê, ...) sau khi chín sẽ thải ra một loại khí ethylene, chất này sẽ thúc đẩy quá trình rụng lá và chín của trái cây, do đó làm rau nhanh hỏng. Vì vậy, các loại trái cây tiết ra ethylene được khuyến cáo nên đậy kín và bảo quản riêng với rau.

Để nguội thực phẩm mới để vào tủ lạnh?

Theo nhiều người, thực phẩm cần phải đợi nguội rồi mới cho vào tủ lạnh, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hệ thống lạnh và làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh. Nhưng như bạn không biết rằng, quá trình làm lạnh là cơ hội rất tốt để vi khuẩn sinh sôi, nhất là vào mùa hè nắng nóng thì nó sẽ tăng lên theo cấp số nhân.

Trên thực tế, cho thực phẩm nóng vào tủ lạnh sẽ không làm ảnh hưởng đến tủ lạnh. Cũng cần lưu ý rằng thức ăn cho vào tủ lạnh nên ăn càng sớm càng tốt, thức ăn lấy ra khỏi tủ lạnh nên được hâm nóng hoàn toàn trước khi ăn.

Đặt thực phẩm ở bất kỳ đâu trong tủ lạnh, không cần để ý đến vị trí?

Nhiều người dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh mà không có quy tắc nào cả. Nhưng trên thực tế, vị trí bảo quản rất quan trọng, ở các khu vực khác nhau trong tủ lạnh có sự chênh lệch nhiệt độ và những thứ thích hợp để bảo quản cũng khác nhau:

- Khu vực bảo quản lạnh: Nhiệt độ khoảng 0-4 ℃, thích hợp để bảo quản thức ăn thừa, rau củ quả ...;

- Khu vực làm lạnh nhiệt độ không đổi: là lớp ngăn kéo, nhiệt độ 0℃, thích hợp để bảo quản trứng, thịt sắp ăn hoặc rã đông;

- Cửa tủ lạnh: Do đóng mở thường xuyên nên nhiệt độ tương đối cao, khoảng 6°C, thích hợp để đựng đồ uống, các sản phẩm từ sữa, nước sốt,... trong bao bì kín.

Đồng thời nhắc nhở mọi người rằng nhiệt độ của ngăn mát tủ lạnh thường được để dưới 5℃, và ngăn đá nên để nhiệt độ ở khoảng -18℃.