Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 8-12/1

Admin
Các 'gã khổng lồ' ngành ngân hàng Mỹ bắt đầu mùa báo cáo kết quả doanh thu, và thị trường tiền điện tử có vẻ sẽ có nhiều biến động hơn.

Một loạt dữ liệu sắp được công bố sẽ giúp thị trường hiểu rõ hơn về tốc độ giảm lạm phát trên toàn cầu, khi tình trạng hỗn loạn ở Biển Đỏ và giá dầu tăng làm dấy lên lo ngại về áp lực giá cả.

Các 'gã khổng lồ' ngành ngân hàng Mỹ bắt đầu mùa báo cáo kết quả doanh thu, và thị trường tiền điện tử có vẻ sẽ có nhiều biến động hơn.

Dưới đây là những sự kiện tài chính đáng chú ý trên toàn cầu trong tuần 8-12/1/2024:

1/ Dữ liệu lạm phát của Mỹ - tin vui hay nỗi sợ?

Chứng khoán và trái phiếu Mỹ tăng vọt vào cuối năm 2023 trước dự đoán Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay. Dữ liệu lạm phát mới nhất của Mỹ công bố vào ngày 11 tháng 1 có thể cho thấy liệu những kỳ vọng đó có trở thành hiện thực không.

Lạm phát giảm dần đã làm tăng tỷ lệ đặt cược rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể bắt đầu giảm chi phí vay sớm nhất là vào tháng 3. Các dấu hiệu cho thấy lạm phát trong tháng 12 vẫn ở mức thấp có thể sẽ ủng hộ quan điểm đó - mặc dù mức giảm mạnh hơn dự kiến cũng có thể làm dấy lên lo ngại rằng việc tăng lãi suất gần đây của Fed đang bắt đầu làm suy yếu nền kinh tế.

Ngược lại, nếu báo cáo cho thấy giá tiêu dùng đang tăng trở lại có thể làm bùng lên mối lo ngại rằng thị trường đã đánh giá thấp thời gian Fed có thể dập tắt lạm phát. Kết quả khảo sát của Reuters cho thấy thị trường ước tính giá tiêu dùng của Mỹ tháng 12/2023 tăng 0,2% so với tháng liền trước, so với mức tăng 0,1% của tháng 11.

Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 8-12/1 - Ảnh 1.

Biểu đồ lạm phát Mỹ.

2/ Sự phức tạp ở Biển Đỏ

Thị trường đang dựa vào giá dầu để tìm kiếm manh mối cho thấy liệu cuộc xung đột Israel - Hamas có đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao hay không? Nhưng với dự đoán nguồn cung dầu dồi dào thì thị tròng này sẽ không chứng tỏ được nhiều điều.

Khi các tập đoàn vận tải định tuyến lại những tàu rời khỏi Biển Đỏ, các nhà bán lẻ phải đối mặt với biến động trên thị trường vận tải lớn nhất kể từ khi COVID-19 cản trở ngành vận tải hàng hóa vào năm 2020.

Các nhà phân tích thương mại cho biết, kết quả có thể là các nhà bán lẻ phương Tây phải chờ đợi lâu hơn để nhận được hàng hóa đến từ Trung Quốc, khiến tình trạng thiếu hụt đẩy giá lên cao. Hiệp hội Bán lẻ Anh cho biết chi phí gia tăng có thể đảo ngược xu hướng giảm phát giá hàng tạp hóa.

Các thị trường, tập trung nhiều hơn vào giá dầu – hiện vẫn đang ở mức vừa phải, cho đến nay tỏ ra chỉ lo ngại chút ít về tình hình vận tải trên biển Đỏ. Nhưng các nhà đầu tư sẽ khôn ngoan khi theo dõi chi phí vận chuyển để tìm những dấu hiệu cho thấy cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc.

Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 8-12/1 - Ảnh 2.

Cước phí vận tải container ở các cảng biển chính của Trung Quốc đang tăng.

3/ Lạm phát vẫn căng thẳng ở nhiều nơi

Các nhà hoạch định chính sách trên khắp Australia, Trung Quốc và Nhật Bản phải đối mặt với các chỉ số lạm phát nghiêm trọng có khả năng mang lại cảm giác về việc liệu họ sẽ tiếp tục phải vất vả hay sẽ nhàn nhã trong năm 2024.

Ngân hàng Dự trữ Australia, dự kiến sẽ tham gia vào làn sóng cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay, có thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nếu lạm phát trong tháng 11 chậm lại.

Ngược lại, giá tiêu dùng tăng ở Tokyo, một chỉ báo hàng đầu về xu hướng lạm phát trên toàn quốc, có thể cổ vũ những người đặt cược vào chính sách xoay trục của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Những kỳ vọng như vậy đã khiến đồng yên tăng giá 5% so với đồng đô la trong tháng 12.

Đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách “bền vững” là điều kiện tiên quyết để các quan chức BOJ chấm dứt lãi suất âm.

Tại Trung Quốc, số liệu công bố hôm thứ Sáu sẽ cung cấp thêm thông tin rõ ràng về việc liệu áp lực giảm phát có tiếp tục gia tăng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hay không.

Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 8-12/1 - Ảnh 3.

Diễn biến lạm phát ở châu Á.

4/ Mùa báo cáo thu nhập ngành ngân hàng

Các ngân hàng lớn của Mỹ bắt đầu công bố kết quả thu nhập, với JPMorgan Chase, Bank of America và Citigroup sẽ báo cáo kết quả thu nhập quý 4 và cả năm 2023 vào ngày 12/1/2024.

Những tổ chức cho vay hàng đầu thế giới đã có thu nhập gia tăng trong năm 2023 khi Fed tăng lãi suất, giúp các ngân hàng bù đắp tổn thất do sự sụt giảm giảm doanh thu kéo dài ở nhiều mảng trên Phố Wall.

Tình hình tài chính của các hộ gia đình phần lớn vẫn ổn định kể từ sau đại dịch, nhưng một số người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hơn, đang bắt đầu chậm thanh toán, và tỷ lệ này đang gia tăng.

Trong khi đó, lĩnh vực bất động sản thương mại sẽ tiếp tục là lực cản đối với lĩnh vực ngân hàng Mỹ.

Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 8-12/1 - Ảnh 4.

Ước tính tăng trưởng doanh thu của các tổ chức tài chính Mỹ trong quý IV.

5/ Thị trường tiền điện tử lạc quan

Bitcoin đã khởi đầu năm mới giống như khi kết thúc năm 2023 - với mức tăng mạnh sau khi các nhà đầu tư đặt cược vào khả năng các cơ quan quản lý Mỹ chấp thuận các quỹ bitcoin giao ngay giao dịch hoán đổi.

Tiền điện tử token lớn nhất này lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2022 đạt mức giá 45.000 USD khi thị trường đặt cược rằng các ứng dụng như vậy sẽ sớm nhận được sự chấp thuận từ Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC).

Các nhà đầu tư tiền điện tử cho biết SEC có thể sắp ra quyết định và điều đó có thể mở ra một làn sóng vốn mới đổ vào tiền điện tử. Những hy vọng như vậy đã giúp thúc đẩy Bitcoin tăng giá mạnh mẽ vào năm 2023 – tăng hơn 155% trong vòng một năm.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn nghi ngờ về việc nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2024 đối với bất kỳ quỹ ETF bitcoin nào.

Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 8-12/1 - Ảnh 5.

Bitcoin năm 2023 tăng giá mạnh.