Trái cây là một trong những loại thực phẩm mà cơ thể cần mỗi ngày. Ngoài cung cấp rất nhiều vitamin C, chất khoáng ra thì trái cây còn chứa nhiều các axit hữu cơ, xenluloza, các chất chống oxy hóa... nên có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính không lây.
Theo nhiều nghiên cứu, chế độ ăn ít rau, ít hoa quả được coi là nguyên nhân gây ra 1,7 triệu trường hợp tử vong trên thế giới, có liên quan đến bệnh ung thư dạ dày, thiếu máu cục bộ, đột quỵ.
Tuy nhiên, ăn trái cây cũng cần sự tinh tế và phù hợp. Ví dụ, một số loại trái cây đặc biệt bổ dưỡng cho ngũ tạng, trong khi một số khác lại không "thân thiện" với "cơ quan điều hành" của cơ thể.
Trái tim: Thích nhất táo, sợ nhất táo bị nấu chín
Một trái táo mỗi ngày, bác sĩ phải tránh xa
Táo được mệnh danh là "bác sĩ đa khoa trong ngành trái cây", cực kỳ tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, loại trái cây này chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C nên có tác dụng tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cũng như chống lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Điều đáng nói là táo còn chứa nhiều polyphenol và flavonoid... Những chất này có thể bảo vệ mạch máu, giảm lipid và cholesterol trong máu. Từ đó, cơ thể khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trên thực tế, nhiều bác sĩ đã kê đơn "táo kê đơn" cho bệnh nhân tim mạch: khuyến cáo những bệnh nhân này nên ăn một quả táo mỗi ngày.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn bảo vệ trái tim của mình, đừng ăn táo chín! Bởi vì, sau khi táo được đun nóng, các chất chống oxy hóa như polyphenol và flavonoid sẽ bị giảm mạnh, tác dụng bảo vệ tim đương nhiên cũng giảm đi rất nhiều.
Gan: Thích táo gai và sợ sầu riêng
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng táo gai có vị chua, ngọt, tính ôn, có tác dụng nuôi dưỡng lá lách,dạ dày và gan. Trong đó, axit của táo gai có thể kiềm chế khí của gan và ngăn loại khí này trở nên quá mạnh. Hơn nữa, táo gai sau khi đi vào dạ dày có thể tăng cường hoạt động của các enzym, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thịt, có lợi cho quá trình chuyển hóa cholesterol.
Đối với những người bị gan nhiễm mỡ , táo gai còn có vai trò giúp tiêu hóa và loại bỏ chất béo, là thực phẩm bảo vệ gan rất tốt.
Sầu riêng âm thầm khiến gan "nhiễm mỡ" do lượng đường và calo quá cao
Ngược lại, gan có thể bị tổn thương nếu như bạn ăn quá nhiều sầu riêng. Nguyên nhân khiến sầu riêng trở thành "trái cây hại gan" chủ yếu là do lượng đường và calo trong loại trái cây này quá cao. 1 múi sầu riêng kích thước trung bình cũng sẽ chứa tới 357 calo. 100g sầu riêng thì hàm lượng đường lên tới 27g.
Trong khi đó, đường được mệnh danh là "sát thủ" gan. Đường được chuyển hóa trong gan thành chất béo, từ đó làm tăng chất béo trung tính, gây kháng insulin và có thể làm tổn thương gan. Ngoài ra, thói quen ăn quá nhiều đường sẽ gây nhiều áp lực cho gan, dẫn đến gan bị nhiễm mỡ.
Nhắc nhở: Người khỏe mạnh không nên ăn quá 2 múi sầu riêng mỗi ngày (không quá 100g); bệnh nhân béo phì, gan nhiễm mỡ, tiểu đường , tăng mỡ máu không nên ăn nhiều.
Ruột: Thích thanh long, sợ ổi
Thanh long được mệnh danh là "cây lau ruột"
Tác dụng nhuận tràng của thanh long là do loại quả này giàu chất xơ. Cứ 100g thanh long thì chứa khoảng 2,8g chất xơ. Do vậy, ăn nhiều thanh long giúp giảm các triệu chứng đầy bụng, táo bón và mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, chuối cũng được coi là nhuận tràng nhưng công dụng ít hơn thanh long vì 100g chuối chỉ chứa khoảng 1g chất xơ.
Lời khuyên: Hàm lượng chất xơ trong thanh long ruột trắng cao hơn thanh long đỏ, nếu bạn nghĩ về điều đó, hãy chọn thanh long trắng!
Ngược lại, nếu ăn quá nhiều ổi có thể gây gánh nặng cho ruột. Ổi chính là cơn ác mộng đối với những người bị táo bón. Thủ phạm chính là chất axit tanin có trong ổi. Lượng axit tanin này khi kết hợp với protein trong dạ dày sẽ gây khó tiêu, đồng thời sinh ra táo bón. Vì vậy, những người hay bị táo bón tốt nhất không nên ăn ổi.
Dạ dày: Mê đu đủ nhưng sợ nhất quả hồng
Đu đủ- Thần dược bảo vệ dạ dày
Đu đủ có chứa một chất gọi là papain, có thể giúp cơ thể phân hủy protein trong thịt và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, loại quả này cũng chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như vitamin A, C, E, kali, chất béo và chất xơ... rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đu đủ sau khi nấu chín hầu như không còn lại dinh dưỡng, để cân nhắc về dinh dưỡng, bạn nên ăn đu đủ sống.
Mẹo để bồi bổ dạ dày: Ăn một lượng nhỏ đu đủ sau bữa ăn có thể giúp đường ruột tiêu hóa tốt hơn, đồng thời giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày, viêm ruột, khó tiêu và các bệnh khác.
Ngược lại, dạ dày rất sợ quả hồng. Trong quả hồng có chứa nhiều axit tannic. Nếu ăn nhiều quả hồng khi bụng đói, axit trong dạ dày rất dễ phản ứng với axit tannic, pectin, xenluloza... trong hồng và tạo thành sỏi. Từ đó, niêm mạc dạ dày bị tổn thương và tăng tiết axit dịch vị.
Nhắc nhở: Tốt nhất không nên ăn hồng khi đói, mỗi ngày chỉ nên ăn không quá 2 quả hồng. Bệnh nhân khó tiêu và người đang mắc bệnh về dạ dày nên ăn ít loại quả này.
Thận: Thích nho, sợ chuối
Nho là loại quả tốt nhất với thận. Theo Y học Trung Quốc, nho tính bình, vị ngọt, đi vào 3 kinh mạch là tỳ, phổi và thận, ăn nho thường có thể bổ thận tráng dương. Ngoài ra, nho còn chứa resveratrol - một hợp chất chống viêm và có tác dụng bảo vệ thận khỏi các tổn thương.
Lời khuyên: Nho có nhiều loại và nhiều màu sắc, nhưng nho đen là loại nho tốt nhất cho thận. Ngoài ra, sương muối trên quả nho không độc. Lớp sương muối này là một chất cồn đường do nho tiết ra, còn được gọi là bột trái cây, vô hại đối với cơ thể con người.
Chuối không "thân thiện" với thận
Chuối có hàm lượng khoáng chất tương đối cao. Do đó, phần khoáng chất vượt quá nhu cầu của cơ thể sẽ được đào thải qua thận. Quá trình này sẽ thải ra nhiều nước và tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều chuối một lúc, tối đa 1-2 quả chuối mỗi ngày.
Đặc biệt nhắc nhở những bạn chỉ ăn chuối để giảm cân. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe và cực kỳ hại thận. Ngoài ra, người suy thận tốt nhất nên ăn ít hoặc không nên ăn chuối.
Lá lách: Thích nhất bưởi, sợ nhất là lê
Bưởi chính là chuyên gia trong việc tăng cường lá lách
Chức năng chính của lá lách là biến đổi chất nhờn đã tiêu hóa từ dạ dày thành các chất tinh để tạo ra khí, huyết và dịch đi nuôi toàn bộ cơ thể. Ngay khi lá lách yếu, cơ thể thiếu năng lượng, dẫn đến nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Một số người bị đầy bụng sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn; một số thèm ăn; một số bị táo bón, một số bị tiêu chảy; một số chóng mặt, nặng đầu, mất ngủ... Vì vậy, chúng ta cũng nên chú ý đến việc điều hòa lá lách.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng bưởi có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng điều khí, hóa đờm, bổ tỳ vị.
Bên cạnh đó, lê có tính lạnh, ăn quá nhiều dễ làm tổn thương tỳ vị, dạ dày, nhất là đối với người già, trẻ em và những người tỳ vị hư yếu.
Nhắc nhở: Người thiếu tỳ vị, dạ dày (người thường đau bụng lạnh) và người thiếu máu không nên ăn nhiều lê. Bên cạnh đó, người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều lê một lúc, mỗi ngày một quả là thích hợp.
Mẹo: Nấu chín quả lê và ăn để giảm độ lạnh của lê.
Nguồn và ảnh: Aboluowang