Bên cạnh những loại hình báo chí khác đang phát triển, phát thanh đã và đang là xu hướng được mọi người tiếp cận đến, đây cũng là chủ đề được các chuyên gia và các nhà quản lý cơ quan báo chí đưa ra tại Diễn đàn báo chí trong chiều ngày 16/3.
Đến với hội thảo có sự tham dự của TS Đồng Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch thường trực LCH Nhà báo Đài Tiếng Nói Việt Nam (tên gọi là VOV), ông Phạm Mạnh Hùng – Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng Nói Việt Nam, ông Lê Công Đồng – Tổng Giám đốc Đài Tiếng Nói Nhân dân TP.HCM (tên gọi là VOH), TS Phan Văn Kiền – Viện trưởng, Viện Đào tạo Báo Chí Truyền Thông, bà Ruby Nguyễn, Nhà sáng lập Curieous và đại diện các cơ quan báo chí truyền thông.
Trong thời đại công nghệ số đang là thế mạnh của các nền tảng mạng xã hội, việc tiếp cận thông tin đối với công chúng luôn phải nhanh và ngắn gọn, và phát thanh cũng đang là xu hướng được công chúng quan tâm đến, đây cũng là cơ hội cho các nhà Đài, những người làm báo phát triển và thu hút thính giả mới. Tuy nhiên, để thành công, các nhà Đài cần phải thích ứng với môi trường mới này và đổi mới cách thức hoạt động của họ.
Tại diễn đàn, các diễn giả rất trăn trở về những vấn đề cần thiết của phát thanh như đặc điểm và thách thức của phát thanh trong môi trường số.
Thạc sĩ, nhà báo Phan Văn Tú, Chủ nhiệm Bộ môn Báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Vấn đề đặt ra không phải là chúng ta đóng gói chương trình phát thanh đưa lên nền tảng số là đã thực hiện chuyển đổi số. Đưa các nội dung phát thanh lên các hạ tầng của nền tảng số phải có những kỹ thuật nhất định. Một sản phẩm phát thanh xuất hiện trên môi trường Internet phải là một chỉnh thể truyền thông nên nó cần có những yếu tố đa phương tiện như là hình ảnh, các lời dẫn phù hợp để thu hút công chúng, chứ chúng ta không thể nào quẳng cả gói lên trên mạng được”. trích Báo Bình Phước online.
Ngoài ra, tại buổi hội thảo còn có buổi tọa đàm xoay quanh vấn đề về những thành công bước đầu của phát thanh hiện tại, đồng thời nêu lên giải pháp để phát thanh thích ứng và phát triển trong môi trường số.
Tiếp nối phần chia sẽ của Thạc sĩ, nhà báo Phan Văn Tú, Chủ nhiệm Bộ môn Báo chí, Trường Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh. TS. Phan Văn Kiền – Viện trưởng, Viện Đào tạo Báo chí Truyền Thông chia sẻ: Cố gắng sử dụng giọng đọc của phát thanh viên tối đa nhất có thể. Với các dạng tin tức đơn thuần có thể sử dụng AI nhưng vẫn nên hạn chế. Ngoài việc đọc lại các tin tức đơn thuần đã được sản xuất ở dạng báo in, báo điện tử, các cơ quan cũng tính tới việc tăng cường các sản phẩm âm thanh như podcast. Sức mạnh của âm thanh là podcast có lẽ không phải bàn thêm nữa trong bối cảnh truyền thông hiện đại. Quan trọng nhất, các báo, tạp chí điện tử và các nền tảng internet cần có quy hoạch trên chính giao diện của mình đối với các sản phẩm âm thanh”.
Diễn đàn là một sự kiện quan trọng để các nhà truyền thông, các cơ quan quản lý báo chí, người làm báo tìm ra những điều mới mẻ trong thời đại công nghệ số và đem đến mô hình làm báo chí hiện đại, để duy trì vị thế tiên phong của báo chí và phát triển vững bền.