Việt Nam đẩy mạnh đa dạng hợp tác quốc tế để thích nghi và ứng phó với các thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu

Tuyết Trang
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia Châu Á duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng kể từ khi đại dịch covid-19 bùng phát.

Nhưng kể từ đầu năm 2023 cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu chậm lại. Các chuyên gia chỉ ra rằng đầu tư và xuất khẩu là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng chính là lý do khiến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài.

Điều này ít nhiều sẽ tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước, nhất là trong bối cảnh nền kinh thế giới trong năm nay được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, bằng chứng là hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến các hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm do tác động từ hậu quả sau thời kỳ đại dịch covid-19, và bất ổn địa chính trị, cạnh tranh lợi ích giữa các nước lớn, góp phần tạo nên sự khó lường về bức tranh kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2024.

11-1712203812.jpg
Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Bích Hồng - TTXVN phát

Tuy nhiên, Việt Nam được kỳ vọng sẽ hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu và thu hút đầu tư nước ngoài thông qua đa dạng hóa hợp tác quốc tế, thúc đẩy triển vọng tăng trưởng trong trung hạn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/03/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 6,17 tỷ Mỹ kim, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023, cho thấy sự quan tâm và niềm tin từ các nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, bất chấp những thách thức, Việt Nam vẫn được triển vọng sẽ thu hút thêm nữa vốn đầu tư nước ngoài và duy trì đà tăng trưởng nhanh.

Fitch, một tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế có trụ sở tại New York và London, gần đây cho biết trong trung hạn, các nền tảng kinh tế của Việt Nam được xây dựng vững chắc trên nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau, dự kiến tăng trưởng kinh tế có thể đạt 6,3% vào năm 2024.

12-1712203811.jpg
Nguồn: Fitch Ratings                             Đồ họa: Đỗ Khánh Hà

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có tiềm năng hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong tương lai gần bằng cách tăng cường đầu tư công một cách tích cực. Đồng thời, việc cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ công nghệ cao, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mang tính chiến lược cao và giá trị gia tăng lớn, từ đó tăng cường năng suất và phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong cả trung và dài hạn.

Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (T/h)

Nguyễn Ngọc Minh Tuấn