3 bài thuốc điều trị thiếu máu cơ tim

Tuyết Trang
Thiếu máu cơ tim là căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Đây là tình trạng máu lên tim không đủ, dẫn đến thiếu oxy để cung cấp cho tim hoạt động bình thường.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu cơ tim như: Lượng cholesterol đóng bám trên thành động mạch làm cản trở lưu thông máu, do các cục máu đông hay do các bệnh lý khác như đái tháo đường, béo phì hay do lối sống lười vận động,…

Thiếu máu cơ tim là một trong những biểu hiện đầu tiên có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây tử vong đột ngột. Vì vậy, chúng ta cần đi thăm khám khi có các biểu hiện để xác định bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời.

Bài thuốc điều trị thiếu máu cơ tim

Bài thuốc 1: Cháo lòng heo đậu xanh

Cách thực hiện như sau: Mua lòng heo, 7 loại bất kỳ (ví dụ: Tim, gan, cật, lá mía, bao tử, phèo, dồi trường…), mỗi loại 100gr, làm sạch, cắt miếng vừa ăn rồi nấu cùng với 500gr đậu xanh (có thể dùng đậu xanh tách vỏ nhưng nên dùng đậu xanh nguyên hạt sẽ tốt hơn).

Lưu ý: Chỉ cho nước vào nấu cho các nguyên liệu chín mềm chứ tuyệt đối không nêm bất kỳ gia vị gì, kể cả muối. Khi ăn cũng chỉ múc ra chén rồi ăn chứ không chấm cùng bất cứ loại nước chấm hay ăn kèm cùng bất kỳ loại rau nào khác. Nấu chín thì chia làm 2 đến 3 lần, dùng hết trong ngày. Có thể dùng cách nhau 1 đến 2 ngày cho đỡ ngán.

Bài thuốc 2: Mộng dừa chưng châu thần

Mộng dừa chỉ có khi quả dừa đã lên mầm từ 5 đến 7cm. Mộng dừa có màu trắng, mộng lớn sẽ có hình bầu giống bầu hồ lô, khi ăn thì xốp, giòn và ngọt (có thể có chút vị chua nhẹ tùy giống dừa).

Châu thần là một vị thuốc được bán ở các tiệm thuốc bắc. Châu thần được dùng để bôi lên vùng trên của trán bé sơ sinh như một mẹo dân gian để giúp vùng tóc đó không bị đóng “cứt trâu” (cách gọi các mảng bám đen và mềm nhưng rất dễ tróc trên vùng da đầu phía trên trán của bé). Bạn chỉ cần ra các tiệm thuốc bắc hỏi châu thần thì người ta sẽ biết. Bạn cũng có thể nhờ người bán ở hiệu thuốc bắc tư vấn thêm về cách dùng và liều lượng dùng để hiểu rõ hơn.

Cách thực hiện mộng dừa chưng châu thần: Mộng dừa tách khỏi quả, đem cắt đôi theo chiều ngang rồi lấy một ít châu thần, khoản 1/5 thìa cà phê lưng (không nên lạm dụng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng, dẫn đến ngộ độc). Rắc đều lượng châu thần đó lên mặt cắt của mộng dừa rồi gắn mộng dừa lại, có thể dùng tăm tre cố định mộng dừa lại, sau đó cho vào chén và hấp với lửa vừa cho đến khi thấy mộng dừa chín thì bắt ra. Ăn hết phần cái và nước tiết ra trong chén. Dùng 3 đến 5 cái mộng dừa thì sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện (nhưng lưu ý, không dùng liên tục mà nên dùng cách nhau 2 đến 3 ngày cho một lần sử dụng).

Bài thuốc 3: Trứng vịt lộn hấp với đọt nhãn lồng

Cách thực hiện: Hái một nắm đọt nhãn lồng, đem vào rửa sạch để ráo. Trứng vịt lộn rửa thật sạch phần vỏ bên ngoài, sau đó xếp 2/3 phần đọt nhãn lồng đã chuẩn bị vào một cái tô bằng sứ hoặc thủy tinh. Với trứng vịt, dùng muỗng cà phê đập nhẹ xung quanh cho dập đều phần vỏ bên ngoài rồi bỏ vào tô đọt nhãn lồng (chứ không đập bỏ vỏ trứng). Sau cùng, cho hết phần đọt nhãn lồng còn lại vào tô, phủ lên mặt trứng rồi đem đi hấp cách thủy.

Hấp 45 phút đến 1 giờ kể từ lúc nước sôi để đảm bảo trứng vịt lộn đủ chín. Sau khi hấp xong, lấy tô ra, đợi nguội bớt rồi lột bỏ đi phần vỏ của trứng. Ăn hết phần trứng, đọt nhãn lồng và nước trong tô (một vài trường hợp sẽ không có nước do đã để nhãn lồng rất ráo nước hoặc thường xuyên mở vung thăm chừng trong quá trình hấp (nhưng dù có nước hay không đều không ảnh hưởng đến hiệu quả của bài thuốc).

Lưu ý: Chỉ dùng một lần trong ngày và một tuần chỉ dùng 2 đến 3 lần thôi. Dùng đến khi cảm thấy tình trạng được cải thiện hoặc đi khám bác sĩ lại và thấy bệnh đã hết thì ngưng.

Sau khi bệnh được cải thiện, thỉnh thoảng vẫn có thể làm và dùng theo cách này để bồi bổ sức khỏe, giúp cải thiện giấc ngủ (nhưng tuyệt đối không được lạm dụng vì trứng vịt lộn ăn nhiều không tốt).

Theo Caythuoc.org (t/h)