Nhận định về triển vọng thị trường chứng khoán năm 2025, bà Nguyễn Thị Mỹ Liên, Trưởng phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng, năm 2025 sẽ là một năm bước ngoặt của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Lý do, theo bà Liên, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thời gian qua đã cho thấy những sự quyết tâm trong vấn đề giải quyết bài toán nâng hạng thông qua việc sửa đổi luật chứng khoán. Nút thắt giao dịch phải ký quỹ trước (pre-funding) dành cho nhà đầu tư nước ngoài cũng đã được tháo gỡ và cánh cửa nâng hạng đã rộng mở hơn.
Tuy nhiên, bà Liên cho rằng, để đạt được mục tiêu nâng hạng thị trường vào năm 2025 và thu hút mạnh mẽ dòng vốn quốc tế, bên cạnh việc kinh tế chung tăng trưởng tốt, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện tính minh bạch, thanh khoản và cơ sở hạ tầng pháp lý. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút mạnh mẽ dòng vốn quốc tế.
Về mặt định giá, thị trường chứng khoán Việt Nam đang giao dịch ở mức P/E trượt khoảng 13,3 lần, khá hấp dẫn so với các thị trường chứng khoán Đông Nam Á khác. Bất chấp căng thẳng địa chính trị gia tăng và bất ổn kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP khả quan trong năm 2024.
Với triển vọng kinh tế vĩ mô thuận lợi, PHS dự đoán, lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng 18% vào năm 2025. Do đó, mức P/E dự phóng cho năm 2025 được dự báo là khoảng 11.0 lần trong kịch bản cơ sở, mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội để bắt đầu kiếm lợi nhuận vào năm 2025.
Ngoài ra, câu chuyện nâng hạng thị trường lên nhóm Emerging Market cũng sẽ là một tâm điểm đáng chú ý. Theo dự báo của PHS, FTSE sẽ đưa thông báo kết quả nâng hạng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong kỳ đánh giá tạm thời vào tháng 3/2025. Và thời điểm nâng hạng chính thức sẽ diễn là kỳ đánh giá hàng năm vào tháng 9/2025.
PHS dự báo cổ phiếu Việt Nam có thể chiếm tỷ trọng khoảng 0.5% trong bộ chỉ số FTSE Emerging Index tại thời điểm được nâng hạng chính thức, tương ứng với dòng vốn vào ròng khoảng 550 triệu USD từ các quỹ ETF mô phỏng theo các bộ chỉ số thị trường của FTSE. Trong khi đó, dòng vốn từ các quỹ chủ động sẽ thực hiện giải ngân sớm để đón đầu xu hướng này.
Luận điểm đầu tư chính trong năm 2025 theo chuyên gia PHS sẽ tập trung vào ba nhóm chính. Thứ nhất, ở bên ngoài là tác động chính sách của Trump 2.0; Kinh tế thế giới duy trì tăng trưởng ổn định; Khả năng kết thúc các cuộc chiến dai dẳng. Thứ hai, về thể chế trong nước Chính phủ tập trung cải cách, tinh gọn bộ máy; Quyết tâm trong việc đẩy mạnh đầu tư công; Các thay đổi về Luật, chính sách tiền tệ, tài khóa, hướng đến thúc đẩy tăng trưởng & nâng hạng thị trường.
Thứ ba, về kinh tế các chỉ số vĩ mô ổn định; Hoạt động sản xuất kinh doanh & xuất khẩu mạnh mẽ; Thị trường Bất động sản phát tín hiệu hồi phục. Lợi thế xen lẫn rủi ro trong bối cảnh kinh tế thế giới sắp tới nhiều biến số khó lường.
Đánh giá riêng về tác động của Trump 2.0 đến thị trường Việt Nam, PHS nhấn mạnh đến ngành bán dẫn và cơ hội thu hút FDI.
Ngày 29/11/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (MOC) công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ áp dụng đối với pin và mô-đun năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó Việt Nam đang bị mức áp thuế cao nhất với tỷ lệ từ 53,3% - 271,28%. Ảnh hưởng của việc này đã tác động ngay lập tức đến thu hút FDI lĩnh vực sản xuất pin mặt trời. Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn dư địa để tiếp tục thu hút FDI lĩnh vực điện tử; ngành công nghiệp phụ trợ ô tô.
Đối với ngành công nghiệp bán dẫn, các thị trường phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đang thống lĩnh khâu thượng nguồn (Front-end) trong chuỗi giá trị sản xuất chip.
Phần hậu kỳ (Back-end) là khâu ATP (Assembly, Test and Packaging) bao gồm kiểm tra chất lượng, đóng gói và kết nối chip vào các bo mạch điện tử - Đây là bước quan trọng để chuẩn bị các vi mạch bán dẫn trong việc lắp ráp vào thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính)
Báo cáo tháng 05/2024, Hiệp hội bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) và BCG dự phóng Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong khâu Lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói Chip khi tăng từ 1% thị phần toàn cầu năm 2022 lên đến 8% vào năm 2032.
"Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong khâu ATP trị giá 95 tỷ USD của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu", PHS nhấn mạnh.
Việt Nam chủ động thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam C= SET + 1 đến 2050. Trong đó nổi bật với mục tiêu phát triển 50,000 kỹ sư. Chủ động trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng. Chủ động trong việc hợp tác và kết nối với các đơn vị sản xuất chip bán dẫn hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái các sản phẩm, thiết bị điện tử sử dụng chip bán dẫn đã được hình thành tại Việt Nam trong vòng 1 thập kỷ qua và dần được hoàn thiện chuyên sâu với sự tham gia vào thị trường ngày càng nhiều các đơn vị cung ứng linh kiện và nhãn hàng lớn như (Foxconn, Luxshare, Samsung, Pegatron, SK).
PV (t/h)
Nhận định về triển vọng thị trường chứng khoán năm 2025, bà Nguyễn Thị Mỹ Liên, Trưởng phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng, năm 2025 sẽ là một năm bước ngoặt của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Lý do, theo bà Liên, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thời gian qua đã cho thấy những sự quyết tâm trong vấn đề giải quyết bài toán nâng hạng thông qua việc sửa đổi luật chứng khoán. Nút thắt giao dịch phải ký quỹ trước (pre-funding) dành cho nhà đầu tư nước ngoài cũng đã được tháo gỡ và cánh cửa nâng hạng đã rộng mở hơn.
Tuy nhiên, bà Liên cho rằng, để đạt được mục tiêu nâng hạng thị trường vào năm 2025 và thu hút mạnh mẽ dòng vốn quốc tế, bên cạnh việc kinh tế chung tăng trưởng tốt, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện tính minh bạch, thanh khoản và cơ sở hạ tầng pháp lý. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút mạnh mẽ dòng vốn quốc tế.
Về mặt định giá, thị trường chứng khoán Việt Nam đang giao dịch ở mức P/E trượt khoảng 13,3 lần, khá hấp dẫn so với các thị trường chứng khoán Đông Nam Á khác. Bất chấp căng thẳng địa chính trị gia tăng và bất ổn kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP khả quan trong năm 2024.
Với triển vọng kinh tế vĩ mô thuận lợi, PHS dự đoán, lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng 18% vào năm 2025. Do đó, mức P/E dự phóng cho năm 2025 được dự báo là khoảng 11.0 lần trong kịch bản cơ sở, mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội để bắt đầu kiếm lợi nhuận vào năm 2025.
Ngoài ra, câu chuyện nâng hạng thị trường lên nhóm Emerging Market cũng sẽ là một tâm điểm đáng chú ý. Theo dự báo của PHS, FTSE sẽ đưa thông báo kết quả nâng hạng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong kỳ đánh giá tạm thời vào tháng 3/2025. Và thời điểm nâng hạng chính thức sẽ diễn là kỳ đánh giá hàng năm vào tháng 9/2025.
PHS dự báo cổ phiếu Việt Nam có thể chiếm tỷ trọng khoảng 0.5% trong bộ chỉ số FTSE Emerging Index tại thời điểm được nâng hạng chính thức, tương ứng với dòng vốn vào ròng khoảng 550 triệu USD từ các quỹ ETF mô phỏng theo các bộ chỉ số thị trường của FTSE. Trong khi đó, dòng vốn từ các quỹ chủ động sẽ thực hiện giải ngân sớm để đón đầu xu hướng này.
Luận điểm đầu tư chính trong năm 2025 theo chuyên gia PHS sẽ tập trung vào ba nhóm chính. Thứ nhất, ở bên ngoài là tác động chính sách của Trump 2.0; Kinh tế thế giới duy trì tăng trưởng ổn định; Khả năng kết thúc các cuộc chiến dai dẳng. Thứ hai, về thể chế trong nước Chính phủ tập trung cải cách, tinh gọn bộ máy; Quyết tâm trong việc đẩy mạnh đầu tư công; Các thay đổi về Luật, chính sách tiền tệ, tài khóa, hướng đến thúc đẩy tăng trưởng & nâng hạng thị trường.
Thứ ba, về kinh tế các chỉ số vĩ mô ổn định; Hoạt động sản xuất kinh doanh & xuất khẩu mạnh mẽ; Thị trường Bất động sản phát tín hiệu hồi phục. Lợi thế xen lẫn rủi ro trong bối cảnh kinh tế thế giới sắp tới nhiều biến số khó lường.
Đánh giá riêng về tác động của Trump 2.0 đến thị trường Việt Nam, PHS nhấn mạnh đến ngành bán dẫn và cơ hội thu hút FDI.
Ngày 29/11/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (MOC) công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ áp dụng đối với pin và mô-đun năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó Việt Nam đang bị mức áp thuế cao nhất với tỷ lệ từ 53,3% - 271,28%. Ảnh hưởng của việc này đã tác động ngay lập tức đến thu hút FDI lĩnh vực sản xuất pin mặt trời. Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn dư địa để tiếp tục thu hút FDI lĩnh vực điện tử; ngành công nghiệp phụ trợ ô tô.
Đối với ngành công nghiệp bán dẫn, các thị trường phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đang thống lĩnh khâu thượng nguồn (Front-end) trong chuỗi giá trị sản xuất chip.
Phần hậu kỳ (Back-end) là khâu ATP (Assembly, Test and Packaging) bao gồm kiểm tra chất lượng, đóng gói và kết nối chip vào các bo mạch điện tử - Đây là bước quan trọng để chuẩn bị các vi mạch bán dẫn trong việc lắp ráp vào thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính)
Báo cáo tháng 05/2024, Hiệp hội bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) và BCG dự phóng Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong khâu Lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói Chip khi tăng từ 1% thị phần toàn cầu năm 2022 lên đến 8% vào năm 2032.
"Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong khâu ATP trị giá 95 tỷ USD của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu", PHS nhấn mạnh.
Việt Nam chủ động thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam C= SET + 1 đến 2050. Trong đó nổi bật với mục tiêu phát triển 50,000 kỹ sư. Chủ động trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng. Chủ động trong việc hợp tác và kết nối với các đơn vị sản xuất chip bán dẫn hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái các sản phẩm, thiết bị điện tử sử dụng chip bán dẫn đã được hình thành tại Việt Nam trong vòng 1 thập kỷ qua và dần được hoàn thiện chuyên sâu với sự tham gia vào thị trường ngày càng nhiều các đơn vị cung ứng linh kiện và nhãn hàng lớn như (Foxconn, Luxshare, Samsung, Pegatron, SK).
PV (t/h)